Dịch vụ hải quan, logistics, xuất nhập khẩu tại Đà Nẵng

Với nhiều năm kinh nghiệm, luôn cập nhật kịp thời các chế độ, chính sách về khai báo Hải Quan cùng những mối quan hệ tốt với Chi cục Hải quan Đà Nẵng. Chúng tôi cam kết sẽ thông quan hàng hóa của Quý khách trong thời gian nhanh, hiệu quả nhất. Áp dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại đà nẵng với giá và dịch vụ tốt nhất.

Nhận làm đại diện cho các công ty, forwarder tại Đà Nẵng.

Dịch vụ khai thuê hải quan tại Đà Nẵng, logistics, xuất nhập khẩu
Dịch vụ khai thuê hải quan tại Đà Nẵng, logistics, xuất nhập khẩu

Dịch vụ khai báo hải quan Đà Nẵng của chúng tôi bao gồm các loại hình:

Dịch vụ khai thuê Hải Quan tại Đà Nẵng

Dịch vụ khai báo hải quan đà nẵng

Dịch vụ  khai báo hải quan hàng xuất nhập gồm hàng nguyên tàu, hàng nguyên container, hàng lẻ, hàng rời với đa dạng các mặt hàng như gỗ, quần áo, vải, móc áo, trang trí hội thất, nhựa, trang thiết bị máy móc, hàng nguy hiểm, ôtô…

Thực hiện thông quan cho tất cả các loại hình như kinh doanh, đầu tư, tạm nhập tái xuất, tạm xuất – tái nhập, gia công, sản xuất xuất khẩu, hàng mẫu, hàng phi mậu dịch, hàng kho ngoại quan…Tùy thuộc vào từng loại hình thông quan khác nhau, chúng tôi đảm bảo các giai đoạn được thực hiện một cách an toàn và nhanh nhất  (từ khâu mở hợp đồng gia công đến khi thanh khoản hợp đồng gia công,  từ khâu lập danh mục máy móc thiết bị nhập khẩu, lập danh mục nguyên phụ liệu nhập khẩu, lập bộ hồ sơ tờ khai nhập khẩu, lập định mức, lập bộ hồ sơ tờ khai xuất khẩu).

Dịch vụ thông quan đối với tất cả các loại hình hàng hoá xuất nhập khẩu là hàng hàng viện trợ, hàng dự án, hàng triển lãm, hàng quá cảnh.

Tư vấn cho khách hàng về loại hình khai hải quan phù hợp, tính thuế, áp mã hs, áp giá hải quan, làm C/O, hoàn thuế nhập khẩu và các chính sách thuế khác có liên quan.

Cung cấp các thông tin hữu ích về các quy định của các nước khác xuất từ Việt Nam, cung cấp dịch vụ khai thuê hải quan tại nơi đến.

Dịch vụ khai thuê Hải Quan tại Đà Nẵng

Thủ tục khai hải quan Đà Nẵng bạn cần biết

Nhập khẩu hàng hóa thương mại

Trước khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, thương nhân cần xác định xem hàng hóa của mình có phải là hàng hóa thuộc diện phải xin cấp phép kiểm tra chuyên ngành hay không. Nếu hàng hóa thuộc diện này, thương nhân cần nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận, sau đó có thể thực hiện nộp Tờ khai điện tử (e-Declaration).

DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP VÀ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

Danh mục này áp dụng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới; hàng hóa viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ.

I. BỘ CÔNG THƯƠNG

A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1.

a) Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.

a) Thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất và các Nghị định quy định chi tiết thi hành.

 

b) Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

b) Thực hiện theo quy định của Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ.

 

c) Tiền chất sử dụng trong công nghiệp (theo Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành).

c) Giấy phép xuất khẩu.

2.

Khoáng sản.

Ban hành danh mục xuất khẩu có điều kiện, quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn.

3.

Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.

Giấy phép xuất khẩu.

4.

Các loại hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định.

(Bộ Công Thương công bố phù hợp với thỏa thuận hoặc cam kết quốc tế của Việt Nam với nước ngoài).

Giấy phép xuất khẩu.

5.

Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.

Giấy phép xuất khẩu.

6.

Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.

Giấy phép xuất khẩu tự động.

B.

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1.

Súng bắn dây.

Giấy phép nhập khẩu.

2.

Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.

Giấy phép nhập khẩu.

3.

Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.

Giấy phép nhập khẩu tự động.

4.

Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:

a) Muối.

b) Thuốc lá nguyên liệu.

c) Trứng gia cầm.

d) Đường tinh luyện, đường thô.

Bộ Công Thương cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu danh mục các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan.

Giấy phép nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch thuế quan.

5.

a) Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.

a) Thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất và các Nghị định quy định chi tiết thi hành.

 

b) Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

b) Thực hiện theo quy định của Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ.

 

c) Tiền chất sử dụng trong công nghiệp (theo Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành).

c) Giấy phép nhập khẩu.

6.

Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.

Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

7.

Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá và phụ tùng thay thế.

Thực hiện theo quy định của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.

Nguyên tắc quản lý:

1. Đối với hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định, Bộ Công Thương thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành và Hiệp hội ngành hàng có liên quan để xác định phương thức giao hạn ngạch bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch, hợp lý.

2. Đối với hàng hóa thuộc danh mục xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép tự động, Bộ Công Thương công bố và tổ chức thực hiện trong từng thời kỳ.

 

II. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

 

Không có.

 

B.

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

 

Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải.

(Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quy định thủ tục cấp giấy phép).

Giấy phép nhập khẩu.

 

III. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1.

a) Động vật, thực vật hoang dã quý hiếm trên cạn, nguy cấp cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.

a) Căn cứ quy định của Công ước CITES để công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu.

 

b) Động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm trên cạn thuộc nhóm IIA và IIB quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu.

2.

Giống cây trồng và giống vật nuôi quý hiếm.

Hướng dẫn cụ thể theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và Pháp lệnh Giống vật nuôi.

3.

Cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ từ rừng tự nhiên trong nước.

Công bố điều kiện và hồ sơ xuất khẩu.

4.

Củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.

Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu.

5.

a) Các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.

b) Các loài thủy sản được xuất khẩu thông thường

Ban hành danh mục các loài thủy sản được xuất khẩu thông thường; các loài và điều kiện xuất khẩu các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện (ban hành danh mục hàng hóa cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

B.

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1.

Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.

Giấy phép khảo nghiệm.

2.

Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất dùng trong thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.

Giấy phép khảo nghiệm.

3.

a) Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.

a) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.

 

b) Thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế sử dụng.

b) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.

4.

Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

5.

Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

6.

Giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.

Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và Pháp lệnh Giống vật nuôi.

7.

Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

8.

Phân bón ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

9.

Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.

Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

10.

Động vật, thực vật hoang dã cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Công ước CITES mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.

Căn cứ quy định của Công ước CITES để công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục nhập khẩu.

11.

a) Nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

a) Quy định về quản lý chất lượng nguyên liệu nhập khẩu.

 

b) Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.

b) Ban hành Danh mục sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam (Danh mục sản phẩm nhập khẩu thông thường) và Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.

 

c) Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.

c) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.

12.

a) Giống thủy sản được nhập khẩu thông thường.

a) Ban hành danh mục giống thủy sản nhập khẩu thông thường.

 

b) Giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện.

b) Ban hành danh mục giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện.

 

c) Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

c) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.

13.

a) Thủy sản sống làm thực phẩm có trong danh mục được nhập khẩu thông thường.

a) Ban hành danh mục thủy sản sống làm thực phẩm được nhập khẩu thông thường.

 

b) Thủy sản sống làm thực phẩm ngoài danh mục các loài thủy sản sống được nhập khẩu làm thực phẩm tại Việt Nam.

b) Quy định về việc đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu.

Nguyên tắc quản lý:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục các loại hàng hóa được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoặc lưu hành tại Việt Nam; danh mục các loại hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu thông thường theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa này không cần giấy phép.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và hình thức quản lý theo nguyên tắc sau:

a) Đối với loại hàng hóa mới lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hóa ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoặc lưu hành tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép khảo nghiệm.

b) Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện nhưng không cần cấp giấy phép, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục và quy định cụ thể điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu. Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, các đơn vị trực tiếp làm thủ tục xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan, không cần xin giấy phép.

c) Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu; các trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm, nội dung giấy phép khảo nghiệm, thời hạn khảo nghiệm.

Căn cứ kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cho phép hay không cho phép hàng hóa được sử dụng, lưu hành tại Việt Nam. Khi được phép sử dụng, lưu hành tại Việt Nam, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu.

3. Hàng năm, 6 tháng một lần, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm công bố bổ sung vào danh mục nhập khẩu thông thường các mặt hàng đã có kết quả khảo nghiệm tốt. Khi được bổ sung vào danh mục nhập khẩu thông thường, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá và không phải xin cấp phép.

 

IV.  BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

 

Không có.

 

B.

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

 

Phế liệu.

Quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn nhập khẩu.

Nguyên tắc quản lý:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định danh mục, tiêu chuẩn hoặc điều kiện đối với phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam, cụ thể hóa danh mục nêu trên theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2. Trên cơ sở điều kiện hoặc tiêu chuẩn và danh mục các phế liệu được phép nhập khẩu nêu trên, doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục tại cơ quan Hải quan.

 

V. BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1.

Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch).

Thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí.

B.

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1.

Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch).

Thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí.

2.

Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính.

Giấy phép nhập khẩu.

3.

Thiết bị Viba, thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần số nằm trong khoảng từ 9KHz đến 400 GHz, công suất từ 60mW trở lên.

Giấy phép nhập khẩu.

4.

Hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên dùng ngành in.

Thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động in.

5.

Máy in các loại (máy in offset, máy in Flexo, máy in ống đồng) và máy photocopy màu.

Thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động in.

 

Nguyên tắc quản lý:

1. Bộ Thông tin và Truyền thông công bố danh mục mặt hàng cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; quy định các tiêu chuẩn cần đáp ứng, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép.

2. Đối với nhóm mặt hàng tem bưu chính, căn cứ quy định của pháp luật về bưu chính, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể các trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu, công bố danh mục hàng hóa theo mã số HS, quy định điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

 

VI. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1.

Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác, được ghi trên mọi chất liệu.

Hồ sơ nguồn gốc.

2.

Văn hóa phẩm thuộc các thể loại, mới được sản xuất trên mọi chất liệu.

Hồ sơ nguồn gốc; Giấy phép sản xuất và lưu hành.

3.

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh.

Hồ sơ nguồn gốc.

4.

Di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Giấy phép xuất khẩu.

B.

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1.

Các tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác, ghi trên mọi chất liệu.

Phê duyệt nội dung.

2.

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh.

Phê duyệt nội dung.

3.

Máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc.

- Quy định điều kiện (về thiết bị, về các chương trình được cài đặt).

- Doanh nghiệp được cấp giấy phép đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh theo Quyết định số 32/2003/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ được phép nhập khẩu.

4.

Đồ chơi trẻ em.

Công bố tính năng và loại đồ chơi được phép nhập khẩu.

Nguyên tắc quản lý:

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố cụ thể các danh mục trên theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Các sản phẩm nêu tại Khoản 1, 2, 3 Phần A nêu trên được phép xuất khẩu theo nhu cầu, thủ tục giải quyết tại cơ quan Hải quan, khi:

a) Được phép sản xuất và lưu hành tại Việt Nam, hoặc

b) Có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể nguyên tắc này; không cấp giấy phép xuất khẩu và không phê duyệt số lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy định cụ thể về việc phê duyệt nội dung các tác phẩm, sản phẩm tại Khoản 1, 2 Phần B nêu trên và ủy quyền cho các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh thực hiện việc phê duyệt nội dung các sản phẩm nghe - nhìn không phải tác phẩm điện ảnh do các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nhập khẩu.

 

VII. BỘ Y TẾ

A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1.

Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ (bao gồm nguyên liệu, thuốc thành phẩm đơn chất và ở dạng phối hợp).

Giấy phép xuất khẩu.

B.

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1.

Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ (bao gồm cả thuốc thành phẩm ở dạng đơn chất và phối hợp).

Giấy phép nhập khẩu quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

2.

Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, đã có số đăng ký.

Được nhập khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng nhập khẩu.

3.

Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, chưa có số đăng ký.

Giấy phép nhập khẩu.

4.

Nguyên liệu sản xuất thuốc, dược liệu, tá dược, vỏ nang thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, loại mới sử dụng ở Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu và công bố.

5.

Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Công bố sản phẩm.

6.

Vắc xin, sinh phẩm y tế chưa có số đăng ký.

Giấy phép nhập khẩu.

7.

Thiết bị y tế có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, ngoài danh mục được nhập khẩu theo nhu cầu.

Giấy phép nhập khẩu.

8.

Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

Đăng ký lưu hành.

9.

Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu.

10.

Mỹ phẩm chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố, nhập khẩu dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm.

Giấy phép nhập khẩu.

Nguyên tắc quản lý:

1. Hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của giấy phép nhập khẩu được nhập khẩu theo số lượng được duyệt trong đơn hàng nhập khẩu.

2. Hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của biện pháp đăng ký lưu hành khi đã có số đăng ký hoặc hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của biện pháp công bố sản phẩm khi đã có số tiếp nhận Phiếu công bố, được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu, trừ hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt theo quy định của Luật Dược.

3. Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện và cụ thể danh mục hàng hóa nêu trên theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

 

VIII. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

 

Không có.

 

B.

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1.

Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại.

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.

2.

Cửa kho tiền (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định).

Giấy phép nhập khẩu.

3.

Giấy in tiền.

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.

4.

Mực in tiền.

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.

5.

Máy ép phôi chống giả và phôi chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý.

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.

6.

Máy in tiền (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố).

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.

7.

Máy đúc, dập tiền kim loại (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố).

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.

Nguyên tắc quản lý:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu các loại hàng hóa quy định tại danh mục này; quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu; điều kiện nhập khẩu và chịu trách nhiệm quản lý sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư đúng mục đích./.

Đối với một số loại sản phẩm, thương nhân cần phải xin giấy phép nhập khẩu từ bộ, ngành chức năng. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, giấy phép có thể được cấp tự động (thông qua Cổng Thông tin một cửa quốc gia) hoặc không tự động (thủ công). Trường hợp sản phẩm thuộc diện phải xin giấy phép, thương nhân phải tiến hành xin giấy phép nhập khẩu sản phẩm bằng việc nộp hồ sơ đến bộ, ngành chức năng trước khi thực hiện nộp Tờ khai Hải quan.

Nếu hàng hóa dự kiến nhập khẩu là hàng thuộc diện phải tiến hành các biện pháp vệ sinh dịch tễ/kiểm dịch động thực vật, thương nhân nhập khẩu cần tuân thủ những quy định cụ thể liên quan đến những sản phẩm đó bằng việc nộp trước tờ khai nhập khẩu trực tiếp đến cơ quan Hải quan, sau đó thương nhân sẽ cần trình cho cơ quan Hải quan giấy chứng nhận đã tiến hành các biện pháp vệ sinh tễ/kiểm dịch động thực vật hay biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu trước khi được giải quyết thông quan.

Thương nhân có thể tìm hiểu về các biện pháp kiểm tra chuyên ngành liên quan tới vệ sinh dịch tễ - kiểm dịch động thực vật cũng như các mặt hàng phải tuân theo những yêu cầu này bằng cách sử dụng các lựa chọn tìm kiếm trên trang Biện pháp và Tiêu chuẩn của VTIP.

Thông thường, thương nhân cần xin giấy phép hay giấy chứng nhận từ một cơ quan chức năng thuộc bộ liên quan, tùy thuộc vào mặt hàng dự kiến nhập khẩu. Thương nhân có thể tham khảo phần mô tả chi tiết các thủ tục, sơ đồ quy trình thực hiện, mẫu giấy tờ và loại giấy tờ cần thiết trên trang Thủ tục của Cổng thông tin thương mại Việt Nam - VTIP.

VTIP đã cung cấp thông tin về Điểm hỏi đáp về Vệ sinh dịch tế và Kiểm dịch động thực vật (Điểm hỏi đáp về SPS) theo Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thương nhân có thể liên hệ với Điểm hỏi đáp về SPS nếu có thắc mắc liên quan đến các yêu cầu vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật.

Mọi hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đều phải thực hiện khai báo và chịu thuế trừ khi hàng hóa thuộc diện được miễn thuế hay bảo thuế. Thương nhân có thể thực hiện nộp Tờ khai hải quan điện tử bằng việc gửi thông tin yêu cầu qua Cơ chế Một cửa Quốc gia hoặc qua Hệ thống thông quan tự động Việt Nam (VNACCS). Thương nhân cần nộp Tờ khai hải quan điện tử thông qua Hệ thống VNACCS trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng đến, điền đủ và đúng thông tin của các chứng từ vận tải (ví dụ, Vận đơn) hoặc nộp trước 15 ngày so với ngày hàng về đến nơi. Vui lòng tham khảo tại Website của Tổng cục Hải quan Việt Nam tại http://www.customs.gov.vn/ChuyenMuc/VNACCS_VCIS/HDSD_Thongquan.aspx

Thương nhân cũng có thể nộp Tờ khai hải quan đã khai đúng và đủ thông tin và đã ký cùng với những giấy tờ tối thiếu sau:

Thương nhân có thể nộp tờ khai tại Chi cục Hải quan sở tại hoặc cơ quan Hải quan cửa khẩu. Nhấp vào đây để tham khảo danh sách toàn bộ các cơ quan Hải quan mà doanh nhân có thể nộp tờ khai để thông quan hàng hóa.

Thương nhân có thể tham khảo phần mô tả chi tiết các thủ tục, sơ đồ quy trình thực hiện, mẫu giấy tờ và loại giấy tờ cần thiết cho tờ khai hàng hóa nhập khẩu trên Trang Thủ tục của Cổng thông tin thương mại Việt Nam - VTIP.

 

Nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa nhập khẩu, thương nhân có thể nộp Tờ khai hải quan trước khi hàng về đến nơi (Tờ khai nộp trước). Thương nhân có thể nộp Tờ khai nộp trước 15 ngày trước ngày hàng về đến nơi với các thủ tục giống như khi khai tờ khai thông thường. Tuy nhiên, khi nộp tờ khai này thương nhân sẽ cần trình Vận đơn để thông báo cho cơ quan Hải quan về việc hàng hóa đang trên đường đến nơi. Thương nhân có thể tiến hành nộp thuế tại thời điểm hàng về đến nơi.

            - Căn cứ Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.

            - Căn cứ văn bản số 344/BKHCN-ĐTG ngày 04/02/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc nhập khẩu khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng.

            - Căn cứ Thông báo số 2527/TB-BKHCN ngày 06/9/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc tạm ngừng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

            I./ Nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng thời điểm trước ngày 01/07/2016 (thời điểm Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN có hiệu lực):

            1/ Đối với máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có xuất xứ và/hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc:

            1.1/ Đối với các doanh nghiệp (trừ hàng hoá thanh lý của doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo điểm 1.2 mục I dưới đây):

            Hồ sơ nhập khẩu, ngoài hồ sơ hải quan theo quy định, doanh nghiệp phải có văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận hàng hoá không thuộc diện tạm ngừng nhập khẩu.

            1.2/ Đối với các doanh nghiệp chế xuất:

            Khi thanh lý bán vào nội địa máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được nhập khẩu trước đây thực hiện như sau:

            + Trường hợp hàng hoá nhập khẩu trước ngày 06/9/2012, nay thanh lý bán vào nội địa, không cần phải có văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận hàng hoá không thuộc diện tạm ngừng nhập khẩu.

            + Trường hợp hàng hoá nhập khẩu từ ngày 06/9/2012 trở về sau, nay thanh lý bán vào nội địa, phải có văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận hàng hoá không thuộc diện tạm ngừng nhập khẩu.

            2/ Đối với máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có xuất xứ không phải là Trung Quốc:

            2.1/ Đối với doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước:

            Khi nhập khẩu phải xin ý kiến bằng văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đó trong quá trình phê duyệt dự án đầu tư.

            2.2/ Đối với các doanh nghiệp khác:

            Doanh nghiệp có văn bản cam kết máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đảm bảo các yêu cầu về an toàn và đáp ứng các tiêu  chuẩn về bảo vệ môi trường. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan có thể tổ chức kiểm tra, yêu cầu giám định khi có nghi ngờ vi phạm.

            II./ Nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng từ ngày 01/07/2016 (thời điểm Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN có hiệu lực):

            Từ 01/07/2016, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng sẽ bị điều chỉnh bởi Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học Công nghệ (kể cả máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có xuất xứ và/hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc).

            Một số nội dung quy định cụ thể về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng (gọi chung là thiết bị) như sau:

            1/ Nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng:

            1.1/ Điều kiện được nhập khẩu:

            a) Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;

            b) Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

            1.2/ Các trường hợp không phải áp dụng điều kiện tại điểm 1.1 mục II nêu trên:

            Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư, bao gồm dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng, nếu trong hồ sơ dự án đầu tư có danh mục thiết bị đã qua sử dụng và được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì không phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm 1.1 mục II nêu trên. Cụ thể các dự án sau:

            1.2.1/ Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (các dự án theo quy định tại các Điều 30, Điều 31 và Điều 32 Luật Đầu tư số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014).

            1.2.2/ Dự án thuộc diện phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (theo quy định tại Điều 36 Luật Đầu tư số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014), cụ thể:

            a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

            b) Dự án của các tổ chức kinh tế đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

            b.1. Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

            b.2. Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm b.1 nêu trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

            b.3. Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm b.1 nêu trên nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

            1.3/ Hồ sơ nhập khẩu:

            Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung 01 bộ tài liệu bao gồm:

            1.3.1/ Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư quy định tại điểm 1.2 mục II nêu trên:

            - 01 bản sao chứng thực Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

            - 01 bản chính Danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu trong hồ sơ dự án.

            1.3.2/ Đối với các trường hợp khác nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng (kể cả trường hợp dự án đầu tư được chấp thuận theo Quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư mà không có Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu): Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu, gồm một trong các tài liệu sau:

            a) 01 bản chính Giấy xác nhận của nhà sản xuất về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại điểm 1.1 mục II nêu trên;

            b) 01 bản chính Chứng thư giám định về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại điểm 1.1 mục II nêu trên, được cấp bởi các tổ chức giám định nêu tại điểm 3.2 mục II dưới đây.

            1.4/ Thủ tục nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng:

            1.4.1/ Cơ quan hải quan căn cứ tài liệu doanh nghiệp nộp, xác định thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng điều kiện nhập khẩu theo quy định tại điểm 1.1 mục II nêu trên, thực hiện thủ tục thông quan theo quy định.

            1.4.2/ Đưa hàng về bảo quản:

            a) Trường hợp nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng mà tại thời điểm nhập khẩu chưa có đủ hồ sơ quy định tại điểm 1.3 mục II nêu trên, doanh nghiệp được đưa hàng hóa về bảo quản sau khi nộp cơ quan hải quan các tài liệu sau:

            - 01 bản chính Giấy đăng ký giám định có xác nhận đã đăng ký của tổ chức giám định;

            - 01 bản chính Văn bản đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

            b) Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày đưa hàng hóa về bảo quản, doanh nghiệp phải nộp cơ quan hải quan chứng thư giám đinh và các tài liệu đã cam kết. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục thông quan khi thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu tại điểm 1.1 và 1.3 mục II nêu trên.

            Thiết bị đã qua sử dụng đưa về bảo quản chỉ được đưa ra sử dụng, lắp đặt sau khi hoàn tất thủ tục thông quan.

            1.4.3/ Các thiết bị đã qua sử dụng thuộc dự án đầu tư quy định tại điểm 1.2 mục II nêu trên chỉ được sử dụng cho chính dự án đã được phê duyệt hoặc đã được đăng ký, không được chuyển nhượng cho dự án khác hoặc doanh nghiệp khác, trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động.

            2/ Nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng:

            2.1/ Điều kiện được nhập khẩu:

            Linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu khi doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu sửa chữa, thay thế đối với thiết bị đang được vận hành tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất có thể tự nhập khẩu hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp khác thực hiện việc nhập khẩu.

            2.2/ Hồ sơ nhập khẩu:

            Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu phải bổ sung 01 bộ tài liệu bao gồm:

            a) 01 bản chính Văn bản của doanh nghiệp thuyết minh về việc cần thiết phải nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, bộ phận để phục vụ nhu cầu sửa chữa, thay thế đối với thiết bị đã qua sử dụng đang được vận hành tại doanh nghiệp, đồng thời cam kết nhập khẩu đủ số lượng, chủng loại cần thay thế và sử dụng đúng mục đích;

            b) Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu theo ủy quyền, phải bổ sung 01 bản chính văn bản được ủy quyền của doanh nghiệp sản xuất;

            c) 01 bản sao Tài liệu kỹ thuật của linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế (nếu có).

            Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục thông quan khi hồ sơ đáp ứng các yêu cầu nêu tại điểm 2.1 và 2.2 mục II trên đây.

            3/ Giám định thiết bị đã qua sử dụng:

            3.1/ Chứng thư giám định:

            Chứng thư giám định thiết bị đã qua sử dụng ngoài các thông tin cơ bản của một chứng thư, phần kết luận phải thể hiện các nội dung sau:

            a) Năm sản xuất và tên gọi, nhãn hiệu, số hiệu, model, tên nhà sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng;

            b) Kết luận về sự phù hợp của tiêu chuẩn sản xuất thiết bị đã qua sử dụng với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

            3.2/ Tổ chức giám định:

            a) Tổ chức giám định cấp chứng thư giám định bao gồm:

            - Tổ chức giám định trong nước, đã đăng ký hoạt động theo Luật Thương mại, có chức năng giám định máy móc, thiết bị;

            - Tổ chức giám định nước ngoài, đã đăng ký hoạt động theo luật pháp nước sở tại, nơi tổ chức giám định đăng ký hoạt động giám định, có chức năng giám định máy móc, thiết bị.

            b) Tổ chức giám định gửi thông tin về Bộ Khoa học và Công nghệ để được tổng hợp, công bố trên Cổng thông tin điện tử. Thông tin gồm: Tên tổ chức, địa chỉ, điện thoại, fax, website, bản sao giấy đăng ký kinh doanh theo Luật Thương mại (đối với tổ chức giám định trong nước), bản sao văn bản cho phép hoạt động giám định của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nơi tổ chức giám định đăng ký hoạt động kèm bản dịch tiếng Việt được hợp pháp hóa lãnh sự (đối với tổ chức giám định nước ngoài); bản chụp mẫu giấy đăng ký giám định; bản chụp mẫu chứng thư giám định.

            3.3/ Thời hạn hiệu lực của chứng thư giám định từ nước xuất khẩu:

            Khuyến khích doanh nghiệp thực hiện giám định thiết bị đã qua sử dụng từ nước xuất khẩu. Đối với trường hợp giám định trước khi hàng hóa về cảng Việt Nam, chứng thư giám định có hiệu lực là chứng thư được cấp cho thiết bị đã qua sử dụng không quá 06 tháng tính từ thời điểm cấp đến thời điểm hàng hóa về đến cảng Việt Nam.

            4/ Các đối tượng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học Công nghệ:

            - Hàng hóa quá cảnh; chuyển khẩu;

            - Hàng hóa tạm nhập, tái xuất (trừ trường hợp tạm nhập, tái xuất thực hiện các hợp đồng gia công; trường hợp nhập khẩu để sản xuất, thi công thực hiện các dự án đầu tư); tạm xuất, tái nhập;

            - Thực hiện hợp đồng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng với nước ngoài;

            - Nhận chuyển giao trong nước từ doanh nghiệp trong các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất (không thuộc khu chế xuất); giữa các doanh nghiệp trong các khu chế xuất với nhau;

            - Phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà trong nước chưa sản xuất được; nhiệm vụ an ninh, quốc phòng theo yêu cầu của các Bộ quản lý chuyên ngành;

            - Máy móc, thiết bị thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

            - Máy móc, thiết bị thuộc ngành in, mã số HS 84.40 đến 84.43;

            - Các trường hợp được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu.

            - Đối với các thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu đã được quản lý trong các văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ thì áp dụng theo quy định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

            Ví dụ: Máy in đã qua sử dụng thuộc mã HS 8443.31.10 là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu ban hành theo Thông tư số số 31/2015/TT-BTTTT ngày 29/10/2015 của Bộ Thông tin và truyền thông thì không được nhập khẩu theo quy định của Thông tư này.

Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hành dùng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh theo định mức như sau:

a) Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít.

Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lít thì được miễn thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 01 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật;

b) Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;

c) Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;

d) Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này (không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 đồng Việt Nam.

- Tiền tệ: Về định mức tiền, theo khoản 1, điều 2 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12-8-2011 thì cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định  (5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; 15 triệu đồng Việt Nam) phải khai báo Hải quan cửa khẩu.

Hàng hóa được nhập khẩu theo chế độ Tạm nhập trong những trường hợp sau đây:

Với những mặt hàng nhập khẩu này, doanh nhân phải nộp tờ khai theo chế độ Tạm nhập. Những mặt hàng nhập khẩu này không chịu thuế.

Trong tất cả những trường hợp trên, thương nhân cần có những giấy tờ chứng minh hay giấy phép nhất định do cơ quan có thẩm quyền cấp để trình cho cơ quan Hải quan. 

Để nhập khẩu một phương tiện đi lại vào một nước để phục vụ cho mục đích đi lại tạm thời, thương nhân cần nộp một tờ khai theo chế độ Tạm nhập cho cơ quan Hải quan cửa khẩu. Thương nhân cần trình giấy đăng ký còn hiệu lực của phương tiện đi lại đó. Các phương tiện đi lại nhập khẩu theo chế độ này phải được tái xuất theo khung thời gian quy định, nếu không sẽ bị áp dụng các chế tài xử lý vi phạm.

Đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, thương nhân cần nộp Hải quan khoản tiền gửi kho. Số tiền này sẽ được hoàn trả khi hàng hóa được tái xuất.

Danh mục hàng cấm nhập khẩu: Quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ, ví dụ: vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, ma tuý, hàng tiêu dùng, vật tư, phương tiện đã qua sử dụng… và các mặt hàng khác do các Bộ, ngành quy định.

 Danh mục hàng nhập khẩu có điều kiện: Quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các Bộ, ngành quy định, ví dụ: hoá chất, thiết bị y tế, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, vật liệu nổ…

Đối với các mặt hàng tươi sống, động thực vật sẽ thực hiện theo các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm giấy phép nhập khẩu và kiểm dịch động, thực vật (Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT và Quyết định 15/2006/QĐ-BNNPTNT).

Xuất khẩu hàng hóa thương mại

Trước khi xuất khẩu hàng hóa ra khỏi Việt Nam, thương nhân cần bảo đảm hàng hóa không rơi vào danh sách các mục hàng cấm. Hàng cấm là hàng hóa không được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, kinh doanh hay lưu hành tại Việt Nam. Trong danh mục hàng cấm có vũ khí, ma túy, chất hướng thần và hóa chất nguy hại.

DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

Danh mục này áp dụng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới; hàng hóa viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ.

STT

Mô tả hàng hóa

1.

Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.

(Bộ Quốc phòng công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

2.

a) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.

b) Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.

(Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể các Điểm a, b nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

3.

a) Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.

b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.

(Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể các Điểm a, b nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

4.

Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.

(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

5.

a) Động vật, thực vật hoang dã quý hiếm và giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm thuộc nhóm IA-IB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật hoang dã quý hiếm trong "sách đỏ" mà Việt Nam đã cam kết với các tổ chức quốc tế.

b) Các loài thủy sản quý hiếm.

c) Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004.

(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục cụ thể từ Điểm a đến Điểm c nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

6.

Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước. (Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện).

7.

a) Hóa chất độc Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

(Bộ Công Thương công bố danh mục cụ thể các Điểm a, b nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

Trước khi xuất khẩu hàng hóa, thương nhân cần xác định xem hàng hóa của mình có phải là hàng hóa thuộc diện phải xin cấp phép kiểm tra chuyên ngành hay không. Nếu hàng hóa thuộc diện này, thương nhân cần nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận, sau đó có thể thực hiện nộp Tờ khai điện tử (e-Declaration).

DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU THEO GIẤY PHÉP VÀ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

Danh mục này áp dụng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới; hàng hóa viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ.

I. BỘ CÔNG THƯƠNG

 

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1.

a) Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.

a) Thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất và các Nghị định quy định chi tiết thi hành.

 

b) Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

b) Thực hiện theo quy định của Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ.

 

c) Tiền chất sử dụng trong công nghiệp (theo Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành).

c) Giấy phép xuất khẩu.

2.

Khoáng sản.

Ban hành danh mục xuất khẩu có điều kiện, quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn.

3.

Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.

Giấy phép xuất khẩu.

4.

Các loại hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định.

(Bộ Công Thương công bố phù hợp với thỏa thuận hoặc cam kết quốc tế của Việt Nam với nước ngoài).

Giấy phép xuất khẩu.

5.

Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.

Giấy phép xuất khẩu.

6.

Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.

Giấy phép xuất khẩu tự động.

III. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1.

a) Động vật, thực vật hoang dã quý hiếm trên cạn, nguy cấp cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.

a) Căn cứ quy định của Công ước CITES để công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu.

 

b) Động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm trên cạn thuộc nhóm IIA và IIB quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu.

2.

Giống cây trồng và giống vật nuôi quý hiếm.

Hướng dẫn cụ thể theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và Pháp lệnh Giống vật nuôi.

3.

Cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ từ rừng tự nhiên trong nước.

Công bố điều kiện và hồ sơ xuất khẩu.

4.

Củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.

Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu.

5.

a) Các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.

b) Các loài thủy sản được xuất khẩu thông thường

Ban hành danh mục các loài thủy sản được xuất khẩu thông thường; các loài và điều kiện xuất khẩu các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện (ban hành danh mục hàng hóa cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

V. BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1.

Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch).

Thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí.

VI. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

 

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1.

Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác, được ghi trên mọi chất liệu.

Hồ sơ nguồn gốc.

2.

Văn hóa phẩm thuộc các thể loại, mới được sản xuất trên mọi chất liệu.

Hồ sơ nguồn gốc; Giấy phép sản xuất và lưu hành.

3.

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh.

Hồ sơ nguồn gốc.

4.

Di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Giấy phép xuất khẩu.

VII. BỘ Y TẾ

A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1.

Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ (bao gồm nguyên liệu, thuốc thành phẩm đơn chất và ở dạng phối hợp).

Giấy phép xuất khẩu.

Đối với một số loại sản phẩm, thương nhân cần xin giấy phép xuất khẩu từ bộ, ngành chức năng. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, giấy phép có thể được cấp tự động (thông qua Cơ chế Một cửa Quốc gia) hoặc không tự động (thủ công). Trường hợp một sản phẩm không phải xin cấp giấy phép nhưng thuộc diện yêu cầu phải tiến hành các biện pháp vệ sinh dịch tễ/kiểm dịch động thực vật hay biện pháp kỹ thuật, thương nhân có thể tiến hành xuất khẩu sản phẩm bằng cách gửi trước tờ khai trực tiếp đến cơ quan Hải quan, sau đó thương nhân phải trình cho cơ quan Hải quan giấy chứng nhận đã tiến hành các biện pháp vệ sinh dịch tễ/kiểm dịch động thực vật hay biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu trước khi được giải quyết thông quan.

Hàng hóa được xuất khẩu theo chế độ Tạm xuất trong những trường hợp sau đây:

  • Hàng hóa dùng để sản xuất, chế biến, lắp ráp, thay đổi hay sửa chữa những mặt hàng sau đó sẽ được tái nhập ("gia công ở nước ngoài").
  • Phương tiện đi lại được xuất khẩu phục vụ công tác giám sát dự án, du lịch hay đi lại phục vụ công việc kinh doanh sẽ được tái nhập sau một thời gian quy định.
  • Vật dụng dùng cho mục đích giám sát dự án.
  • Vật dụng dùng cho mục đích triển lãm, giáo dục hay nghiên cứu khoa học.

Với những mặt hàng xuất khẩu này, doanh nhân phải nộp tờ khai theo chế độ Tạm xuất. Những mặt hàng tạm xuất này không chịu thuế.

Trong tất cả những trường hợp trên, thương nhân cần có những giấy tờ chứng minh hay giấy phép nhất định do cơ quan có thẩm quyền cấp để trình cho cơ quan Hải quan.

Người xuất cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi, không thuộc Danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật, được miễn thuế xuất khẩu không hạn chế định mức.

Thông tin cơ quan khai hải quan Đà Nẵng cần biết: